I. TỔNG QUAN

- Trung tâm dành cho người khuyết tật trực thuộc trường Hoa Sữa được thành lập vào năm 1997 với mục tiêu “Đào tạo và giới thiệu việc làm miễn phí” cho học sinh khiếm thính, khuyết tật vận động nhẹ với nghề May, nay mở rộng thêm nghề bánh mỳ cho các bạn học sinh tự kỷ.

- “Đào tạo – Thực hành - Thực hành lại”. Thực hành lại tạo nguồn kinh phí cho Trung tâm hoạt động thông qua việc bán sản phẩm học sinh thực hành như đồng phục học sinh, các sản phẩm May... cho học sinh Hoa Sữa, hệ thống siêu thị BigC, các thực khách tại nhà hàng thực hành của trường và các đối tác khác...

- Trung tâm đã tạo công ăn việc làm cho các học sinh khuyết tại các cơ sở may:

TT

DANH SÁCH CÁC ĐỐI TÁC NHẬN HỌC SINH SAU KHI ĐÃ TỐT NGHIỆP

1

Nhà mốt Xuân Lê Designer

176 Triệu Việt Vương, Hoàn Kiếm, Hà Nội

2

Nhà may Dương Gia

150B, Bùi Thị Xuân, Hai Bà Trưng, Hà Nội

3

Nhà may Chula Fashion

Đường ven Hồ Tây, Tây Hồ, Hà Nội

4

Nhà may Dáng - Fashion

102B Nguyễn Hữu Huân, Hoàn Kiếm

 

II. CHƯƠNG TRÌNH:

 

Đối tượng Học sinh:

STT

Đối tượng

1

Học sinh khiếm thính (Câm điếc bẩm sinh)

2

Khuyết tật nghe, nói

3

Khuyết tật vận động nhẹ

+ Gù vẹo đốt sống

+ Khuyết tật tay

+ Khuyết tật chân

+ Còi bẩm sinh

4

Nạn chất độc mầu da cam ở thể nhẹ (nghe nói được)

5

Chậm phát chiển về tâm thần

+ Học sinh Trầm cảm nhẹ

+ Học sinh Tăng động nhẹ

 

Nghề May (18 tháng)

Nghề Bánh mỳ (18 tháng) (đang chạy thử nghiệm chương trình dành cho học sinh khiếm thính, tự kỷ thể nhẹ)

 

III. MÔ HÌNH:

Với các đối tượng học sinh đặc thù, trung tâm dành cho người khuyết tật đào tạo theo mô hình: “Đào tạo thực hành – Thực hành lại”

* Đào tạo thực hành:

- Các thanh niên khuyết tật theo học nghề tại trường được trang bị các kỹ năng về ngôn ngữ, được tiếp xúc với các bạn cùng đối tượng và các bạn học sinh (học sinh bình thường) để hòa nhập xã hội.

- Thời gian đào tạo nghề dài, tỉ mỉ, lặp đi lặp lại nhiều lần (Một số học sinh thời gian đào tạo dài hơn thời gian công bố để phù hợp với từng đối tượng học sinh)

- Cùng với đó là kiến thức của từng nghề học sinh theo học ( các kiến thức đã được chọn lọc để phù hợp với đối tượng học sinh đặc thù ) nhằm giúp các em vận dụng, hỗ trợ cho quá trình thực hành ngay sau đó. Xuyên suốt quá trình học nghề với trọng tâm học thực hành là nền tảng, các học sinh khuyết tật đã được trực tiếp làm các sản phẩm như:

* Nghề May:

Học sinh được học các đường may cơ bản để áp dụng vào tất cả các sản phẩm theo yêu cầu của Khách hàng

Học sinh được thực hành trên các sản phẩm như: quần áo đồng phục nghề Bếp, nghề Bàn, nghề Bánh (quần áo, mũ, tạp dề, mũ bếp trưởng) Hoặc các sản phẩm phổ biến trên thị trường như: Quần áo sơ mi nam nữ; các kiểu áo sơ mi như cổ tim, cổ chữ V; váy, đầm, khăn trải bàn, khăn ăn…

Kết thúc khóa học các học sinh được Nhà trường giới thiệu đi làm tại các Doanh nghiệp, Nhà may thời trang.... theo đúng tay nghề của các em, mức lương cam kết từ 3.500.000 -> 4.000.000 đồng/tháng.

Tạo cho các em sự tự tin, sự sáng tạo trong công việc, hòa nhập và làm việc với những người bình thường.

Với mức lương ổn định các em đã tự nuôi sống bản thân và giúp đỡ gia đình.

* Nghề Bánh mỳ:

Học sinh Khiếm thính, tự kỷ thể nhẹ được thực hành làm các loại bánh với kỹ thuật từ đơn giản đến phức tạp như Cookie dừa, cookie nho, cookie socola, muffin... (Sản phẩm của các em được bày bán ở các cửa hàng bánh của nhà trường, một phần được gia đình mua ủng hộ...)

* Thực hành lại:

- Khi đã nâng cao tay nghề sau quá trình dài học tập thực hành, các em học sinh nghề May được thực hành lại để trực tiếp làm ra các sản phẩm như đồng phục cho học sinh các nghề của Hoa Sữa. Ngoài ra còn làm các sản phẩm cho đối tác của trường như BigC, Blue Dragon, tổ chức WUSC, trường quốc tế wellspring, trường CHM… (nguồn thu từ việc bán các sản phẩm này đã đáp ứng được hoạt động của Trung tâm).

- Tùy theo điều kiện và đánh giá cụ thể, các học sinh khiếm thính và tự kỷ thể nhẹ của nghề Bánh mỳ sẽ được bố trí thực hành tại các nhà hàng thực hành và dịch vụ của trường Hoa Sữa.

* Đào tạo liên kết:

Trường Hoa Sữa hợp tác với Trung tâm True Love